Project Description

Hệ thống truyền thanh thế hệ mới sử dụng công nghệ VoIP (truyền giọng nói qua giao thức Internet – Voice Over Internet Protocol) đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. So sánh với hệ thống truyền thanh truyền thống (sử dụng công nghệ Analog) chỉ truyền thông tin theo 1 chiều và bị hạn chế khoảng cách truyền tín hiệu, hệ thống truyền thông IP hoạt động trên nguyên tắc đa hướng với nhiều ưu điểm nổi trội. Dựa trên nền tảng mạng Internet hệ thống truyền thông IP có thể cung cấp rất nhiều ứng dụng, tính năng, không chỉ đơn thuần là thông tin truyền thanh như thế hệ cũ mà còn có khả năng cung cấp cả những thông tin bằng hình ảnh, trao đổi qua lại (như hội đàm) hoặc thu thập thông tin (như Camera). Ngoài ra, hệ thống truyền thông IP còn có các ưu điểm sau:

  • Quản lý tập trung, có phân cấp đến từng thiết bị, có thể thêm/xóa thiết bị trong cùng hệ thống trên phần mềm quản lý;
  • Không cần xin cấp phép sử dụng tần số khi lắp đặt; thu phát không dây, không cần cột antenna;
  • Hệ thống nhỏ, gọn, thẩm mỹ cao, giải quyết được bài toán cảnh quan đô thị, khắc phục được các vấn đề do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như nhiễu sóng, chèn sóng, đoạ hình phức tạp;
  • Không giới hạn bán kính phủ sóng, có thể phát ở bất cứ nơi nào có internet, 3G/4G, có thể điều khiển tại chỗ hoặc từ xa, tính bảo mật thông tin cao;
  • Dễ dàng cấu hình, chia vùng thông báo, phân trang IP, đặt lịch thu phát, chọn nguồn âm thanh (trực tiếp từ microphone hoặc bản ghi âm sẵn) bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào; mỗi cụm/ thiết bị có thể phát các nội dung khác nhau tại cùng một thời điểm.

Hệ thống truyền thông IP dựa trên nguyên lý chuyển đổi âm thanh, hình ảnh từ tín hiệu analog sang tín hiệu số, đóng gói rồi truyền đến các thiết bị có địa chỉ IP cần cung cấp ở bất kì chỗ nào có kết nối Internet. Cấu hình cơ bản của 1 hệ thống bao gồm:

  • Phòng nội dung: Là phòng phát thanh viên, các biên tập chương trình cung cấp thông tin;
  • Trung tâm vận hành, trung tâm quản lý dữ liệu: Bao gồm trình duyệt và các server thao tác hoặc tự động quản lý dữ liệu và thông tin;
  • Các thiết bị đầu cuối: gồm các thiết bị IP thu nhận thông tin, giải mã và thể hiện bằng âm thanh hay hình ảnh ra cộng đồng như loa, màn hình. Để đáp ứng với sự phát triển công nghệ các thiết bị đầu cuối có thể có thêm các chức năng thu thập thông tin ngược lại như nhiệt độ, độ ẩm môi trường, cảnh báo cháy, cảnh báo chất lượng không khí….

Hệ thống được quản lý bằng website và server nội bộ hoặc trên cloud. Các thiết bị đầu cuối là các thiết bị có khả năng kết nối mạng, giải mã các tín hiệu và thể hiện ra âm thanh, hình ảnh hoặc các ứng dụng khác. Sản phẩm truyền thông IP của POSTEF gồm 3 thiết bị: loa IP, audio box và transmitter box.

  1. Loa IP
  • Sử dụng ngoài trời trong các mạng truyền thanh đơn tuyến hoặc đa tuyến để phát thanh, thông báo với chất lượng âm thanh cao, tương thích với các loại loa có trở kháng thấp; loa có thể lắp đặt riêng lẻ hoặc trong hệ thống để phát thanh tại các địa điểm như: nhà ga, bến tàu, sân bay… hoặc khu dân cư, trường học;
  • Loa IP được đăng ký dưới dạng máy nhánh trên phần mềm quản lý chuyên dụng, có thể nhóm các loa công cộng rồi kích hoạt tất cả cùng lúc để thông báo hàng loạt bằng cách quay mã hoặc nhấn phím được lập trình sẵn trên điện thoại;

 

  1. Transmitter box
  • Thiết bị chuyển đổi tín hiệu âm tần (analog) sang tín hiệu số (digital) để phát lên mạng internet;
  • Ứng dụng nâng cấp các mạng truyền thanh công nghệ cũ đang có tại các địa phương;
  • Thiết bị được kết nối trực tiếp với cloud server và có khả năng truyền dữ liệu qua mạng LAN, WIFI, 3G/4G.

  1. Audio box
  • Thiết bị kết nối đến hệ thống máy chủ, phần mềm quản lý tập trung thông qua môi trường Internet;
  • Thiết bị có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi như cảm biến môi trường, màn hành quảng cáo, loa truyền thanh (có thể phát bản tin theo lịch hoặc phát trực tiếp);
  • Thiết bị có khả năng truyền dữ liệu qua mạng LAN, WIFI, mạng 4G; sử dụng ăng ten ngoài tại những nơi có sóng yếu.